Mua Tranh điện BÀN THỜ MẪU 1 tại Lương Gia
-> Khi quý khách không cắm điện thì sẽ là một bức tranh 3D chân thực.
-> Khi cắm điện vào lập tức phát ra ánh sáng hào quang lấp lánh, rất trung thực. Làm cho bức tranh trở nên sống động hơn bao giờ hết.
* Các kích thước thông dụng Phủ Bì của Tranh Điện Mica-LED:
– Khổ đứng:
- 23×35 (cm)
- 35×50 (cm)
- 50×70 (cm)
- 65×90 (cm)
- 80×120 (cm)
– Khổ ngang:
- 50×90 (cm)
- 60×110 (cm)
- 71×131 (cm)
-> Các kích thước khác Quý Khách có thể đặt theo yêu cầu!
* Sản phẩm được bảo hành 12 tháng
THƯƠNG HIỆU LƯƠNG GIA – Luôn Đồng Hành Cùng Bạn Trong Đời Sống Đức Tin Công Giáo!
Ngoài việc dùng để trang trí, Tranh Điện Bàn Thờ còn mang đến cho chúng ta sự bình an sâu tận trong lòng mỗi người. Với hình ảnh chủ đạo Chúa Thương Xót cùng Đức Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse Thợ được treo lên để bày tỏ lòng thành kính sâu sắc trong tâm mỗi chúng ta.
- Hình tượng Chúa Thương Xót là Thiên Chúa Đại Lượng
Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết trong thông điệp “Dives in Misericordia-Giàu Tình Thương Xót” rằng: Duy chỉ có Thánh Kinh, Truyền Thống, và toàn bộ đời sống đức tin của Dân Thiên Chúa mới hội đủ bằng chứng … cho biết Thiên Chúa Đại Lượng Xót Thương và là Thiên Chúa Thiện Hảo”(số 13). Đức cố Giáo Hoàng đã nhắc lại lời huấn dạy của Thánh Augustinô và Thánh Thomas Aquinô. Nhưng ai nấy trong chúng ta đều muốn biết sự thật sẽ thế nào. Liệu có Thiên Chúa trọn hảo “đại lượng” hơn ai nào khác chăng? Theo truyền thống triết học của Kitô Giáo và của Công Đồng Vatican Đệ Nhất định nghĩa về Thiên Chúa rộng ban, là chỉ có một Thiên Chúa, duy nhất, linh thiêng [vô hình], tác hành Sống Động trọn hảo vô cùng. Ngài không có “chi thể” như chi thể của các thụ tạo. Hơn nữa, mỗi sự thiện hảo của Ngài- chẳng hạn như Tình thương, sự trọn lành, quyền năng và sự khôn ngoan của Ngài – chỉ là những danh hiệu khác thay cho chính danh Ngài. Thần học gia Balan là Cha Ignacy Rozycki giải thích như thế này:
Theo nhận thức, mọi thuộc tính của Thiên Chúa đều là Chúa, duy nhất và như nhau. Vì vậy, mọi sự tuyệt đối khác đều bằng nhau. Chúa Thương Xót cũng giống như là Chúa trọn hảo [toàn thiện toàn mỹ toàn ái] Chúa quyền năng và Chúa Khôn Ngoan vậy, bởi lẽ cùng một Chúa và là Thiên Chúa, y hệt như Chúa Khôn Ngoan và Chúa Quyền năng đều là Thiên Chúa vậy (Hỏa Trụ “Pillars of Fire”, trang. 96).
Hay nói cách khác,Thiên Chúa không chỉ có thể hiện đôi điều thương xót, và Người cũng không có tính “phe phái” khi thể hiện tình thương xót, như nhân tính loài người ta. Trái lại, Người luôn hiển hiện ở khắp mọi nơi và thương xót khắp mọi giờ khắc. Hết thảy những gì Người làm đều tỏ lộ tình thương xót của Người, và mọi thuộc tính của Người cũng vậy. Hết thảy đều là một-như nhau. Mọi thuộc tính của Người đều vĩnh cửu! Nhưng mặt khác cha Rozycki viết tiếp:
Mặt khác, nếu, tình thương xót được hiểu theo nghĩa Thánh Kinh như là chức năng, thế thì, ngay cả khi điều đó được gọi là một thuộc tính, thì kết quả trên hết của thuộc tính đó đều có nghĩa là vô biên vô cùng và là tình yêu vĩnh cửu của Thiên Chúa xuyên suốt lịch sử thế gian, và nhất là nơi lịch sử cứu độ của nhân loại. Thực ra, cả hai hesed (tình thương xót trong Cựu Ước), cũng giống như eleos (tình thương xót trong Tân Ước) đều biểu lộ hành động yêu thương của Thiên Chúa đối với nhân loại. Cựu Ước biểu lộ Thiên Chúa trực tiếp kêu gọi và hướng dẫn dân Người tuyển chọn, còn trong Tân Ước biểu lộ Người phái gởi Con Thiên Chúa xuống thế gian trong công việc cứu độ trọn vẹn. Thánh Kinh trình thuật thật rõ ràng mối liên hệ giữa thương yêu và thương xót đã được thánh Faustina thổ lộ khi chép: ‘thương yêu là hoa, thương xót là trái’ (Nhật ký, số 948)
Như vậy, nếu chúng ta hiểu được ý nghĩa thương xót trong Thánh Kinh, thì chúng ta không còn sợ lỗi nghịch với đức tin nữa, có thể nói rằng thương xót là thuộc tính cao trọng nhất của Thiên Chúa …[hay nói cách khác] sự thông hiểu Thánh Kinh này hàm chứa, những kết quả hoạt động từ bi bác ái xót thương và cao trọng nhất trên thế gian, tình thương xót trổi vượt trên mọi thuộc tính Thần Thiêng khác (Hoả Trụ “Pillars of Fire”, trang 96).
Theo chú giải khác gần giống với lối giải thích này tương tự như sau: Chúa Thương Xót đã biểu lộ tột cùng mọi hoạt động của Thiên Chúa đối với nhân loại, và để trở nên cớ dẫn đàng chỉ lối, buộc chúng ta phải lưu ý đến tình thương xót tiềm ẩn đằng sau mọi hoạt động của Thiên Chúa nơi thế gian.
Ðể rút ra từ ngữ thương xót dựa trên Thánh Kinh, và dựa theo những huấn giáo của Ðức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vì thế, chúng ta cố gắng phúc trình cách chính xác về “Chúa Thương Xót” mà chúng ta nói đó nghĩa là sao.
Trong thư thứ nhất của Thánh Gioan (4:8). “Thiên Chúa là Tình Yêu”. Người hằng hữu, vô biên vô tận, thí mạng vì yêu bằng chính nhân tính của Người, giữa Ba Ngôi Chí Thánh – Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần. Vì thế, từ muôn đời, Người vẫn vô biên hằng có đời đời, Người hưởng niềm hoan lạc tình yêu hiến trao sung mãn, yêu nên nhận lãnh, và yêu nên trở lại. Người đã hoan hưởng sự sung mãn yêu đương trọn hảo đó trước khi thế gian được tạo thành – và thậm chí nếu Người chưa hề tạo dựng nên bất cứ thế giới nào, thì Người vẫn hoan hưởng tình thương yêu trọn vẹn vĩnh phúc này, bởi lẽ “Thiên Chúa là tình yêu.”
Trong cõi đời đời, tình yêu hằng hữu mà Người hằng có, ở trong Chúa Ba Ngôi Chí Thánh hằng sống, thì Người không cần phải “thương xót,” khi không “muốn” hoặc “đau khổ” hoặc “hy sinh” để khắc phục nhu cầu Hữu Thể Vô Biên Trọn Hảo. Thế thì Chúa Thương Xót có nghĩa là sao nữa?
Thánh Thomas Aquinô giải nghĩa thương xót cách thông thường như “tâm hồn chúng ta thương đau chỉ vì thấy người lân cận đau khổ, một sự thương đau đến độ đánh động chúng ta làm bất điều gì để có thể để cứu giúp người ấy” (ST II-II.30.1). Cho nên, Chúa Thương Xót, là Người gánh nguyên khuôn tình thương vĩnh hằng của Thiên Chúa khi hạ cố đến với chúng ta đáp ứng nhu cầu trọng yếu và đổ vỡ của chúng ta. Bất kể bản chất của chúng ta là gì hoặc đau khổ thế nào đi chăng nữa – như tội lỗi, sai quấy, chịu đau khổ, hoặc chết chóc đi nữa – Người luôn sẵn lòng tuôn đổ tình thương xót của Người, đến phù giúp chúng ta lúc cần kíp, chỉ vì động lòng thương chúng ta.
- Hình tượng Đức Mẹ Maria kết hợp với áo choàng màu xanh
Hình tượng Đức Mẹ được tạo hình như sau: Đầu đội triều thiên vàng, khuôn mặt trìu mến, dịu hiền. Người mặc áo choàng màu xanh, hai tay dang rộng như đang ban tốt lành đến cho con người.
Khi nhìn ngắm bức tranh ta có thể thấy sự liên kết giữa “MÀU XANH DA TRỜI” với Đức Mẹ Maria. Có rất nhiều ý nghĩa từ màu sắc ngỡ rất bình thường này.
Theo truyền thống, Mẹ Maria được gọi là “Hòm bia giao ước mới”, vì Mẹ cưu mang sự Hiện Diện thần linh, tức là Con Thiên Chúa-Nhập-Thể. Mặt khác, trong thế giới cổ đại, nếu màu điều (màu đỏ thẫm) tượng trưng cho Nhà Vua, thì màu xanh da trời là màu của Nữ Hoàng. Bắt đầu khoảng năm 500, Đức Maria được biểu thị trong nghệ thuật Byzantine, mặc áo choàng màu xanh da trời. Đó là dấu hiệu phẩm giá hoàng gia của Mẹ với tư cách là Nữ Hoàng.
Theo nghệ thuật Byzantine, màu này tượng trưng cho sự siêu việt, huyền nhiệm và thiêng liêng. Đó là màu của bầu trời và được xem như một màu của thiên giới. Ngược lại, màu đỏ được xem như một màu hạ giới, màu của máu. Nghệ thuật Byzantine Giêsu thường mô tả Chúa trong các bức tranh Icon với trang phục bên ngoài màu xanh và trang phục bên trong màu đỏ, tượng trưng cho việc thần linh bao bọc nhân tính. Mặt khác, Mẹ Maria được chiêm ngắm với áo trong màu xanh. Điều này biểu thị cho việc Mẹ cưu mang thiên tính (Chúa Giêsu Kitô) bên trong nhân tính của mình.
Vào thời trung cổ, chúng ta nhận thấy bức tranh “Đức Mẹ hằng cứu giúp (Our Lady of Perpetual Help) được vẽ vào khoảng thế kỷ 13 có nguồn gốc từ Hy Lạp theo truyền thống Byzantium, mà nguyên bản, từ năm 1866 đến nay, được thờ kính tại nhà thờ Thánh An Phong (Alfonso) ở Rôma, Italia. Trong đó, Đức Mẹ khoác áo choàng màu xanh tối đậm(choàng màu xanh sẫm. Ðây là màu áo các bà mẹ mặc ở Palestine.) có lớp vải lót bên trong màu xanh lá cây và áo dài màu đỏ (Áo dài màu đỏ. Ðây là màu áo các trinh nữ mặc vào thời Chúa Giêsu). Ba màu xanh da trời, xanh lá cây và đỏ là những màu của nữ hoàng vua chúa. Chỉ nữ hoàng được mang mặc màu này thôi.
Như vậy, màu xanh rất quan trọng trong các truyền thống nghệ thuật của Kitô giáo và thể hiện chiều kích tâm linh sâu sắc. Nó biểu lộ những phẩm tính khác nhau nơi Mẹ Maria. Đó là màu sắc thiêng liêng, gợi lên lòng trung tín sắt son của Mẹ, đồng thời, cho thấy vai trò đặc biệt của Mẹ trong lịch sử cứu độ.
- Hình tượng Thánh Cả Giuse Thợ – mẫu gương lao động
Viết về Thánh Giuse, chúng ta như có một cái gì đó thật ngỡ ngàng về con người im lặng trầm lắng của Người. Nhưng thánh Giuse lại là một Người đầy quyền thế trước mặt Chúa Giêsu đến nỗi thánh Têrêsa Avila đã cảm nghiệm sâu sắc về vai trò của thánh Giuse, Ngài viết:”…Trên trời thánh Giuse truyền lệnh hơn là van xin “. Hôm nay ngày 01/5, ngày Quốc Tế Lao Động, cũng là ngày thánh Giuse được tôn vinh làm Bổn Mạng giới lao động.
THÁNH GIUSE LÀ MẪU GƯƠNG LAO ĐỘNG: Theo Tin Mừng, thánh Giuse sống ở Nagiarét, làm nghề thợ mộc để nuôi sống bản thân và gia đình. Thánh Giuse đã sống đời lao động theo kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Bởi vì, việc nhập thể của Chúa Giêsu làm người để sống với, sống vì, sống cho nhân loại, cho con người mở ra cho thấy thế giới được Thiên Chúa cứu độ. Thế giới nếu không có sự hiện diện của Thiên Chúa, thế giới sẽ thiếu vắng và không được cứu độ. Việc lao động của con người nằm trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Con người với những suy nghĩ, với sự thiện chí của mình đã không chỉ nghĩ đến lợi nhuận, nghĩ đến làm giàu và tích lũy của cải, vật chất, nhưng có rất nhiều người,nhiều nhóm, nhiều phong trào đã đưa lao động càng lúc càng tiến gần đến kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa. Lao động sẽ không còn là đơn điệu, lặp đi lặp lại hàng ngày những công việc, những cách làm một cách máy móc, cho có lệ, qua loa để mau hết giờ để kiếm nhiều lợi ích, tiền của cho cá nhân, cho bản thân của mình, nhưng lao động theo mẫu của thánh Giuse là làm cho lao động mang một ý nghĩa cứu độ và phục vụ, lao động theo lời mời gọi của Thiên Chúa.
Thánh Giuse quả thực đã sống hoàn toàn theo tiếng gọi của Chúa và làm việc cũng theo tác động và lời mời gọi của Chúa. Do đó, ngày hôm nay, ngày Quốc Tế lao động chúng ta hãy cầu nguyện và noi gương bắt chước thánh Giuse sống, lao động theo đúng ý nghĩa lao động là góp tay làm vinh quang cho Thiên Chúa qua sự sáng tạo vũ trụ, con người và làm việc là để ơn cứu rỗi được chan hòa nơi thế giới này.
Lạy Thiên Chúa tạo thành trời đất, Chúa đã muốn cho con người lao động để tiếp tục công trình của Chúa. Xin nhận lời thánh cả Giuse chuyển cầu, cho chúng con biết noi gương Người để lại là chu toàn nhiệm vụ Chúa đã giao phó hầu được hưởng niềm vui, Chúa đã hứa cho tôi tớ trung thành 9 Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Giuse thợ ).
- Kết luận
Tranh Điện Tranh Điện Bàn Thờ Mẫu 1 là một loại tranh đẹp và ý nghĩa, được rất nhiều người theo Đạo yêu thích. Tranh thường được đặt ở những nơi trang trọng nhất của ngôi nhà, ví dụ như: Phòng khách, phòng làm việc, phòng thờ…
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.