Mua Tranh điện THÁNH PHAOLO tại Lương Gia
-> Khi quý khách không cắm điện thì sẽ là một bức tranh 3D chân thực.
-> Khi cắm điện vào lập tức phát ra ánh sáng hào quang lấp lánh, rất trung thực. Làm cho bức tranh trở nên sống động hơn bao giờ hết.
* Các kích thước thông dụng Phủ Bì của Tranh Điện Mica-LED:
– Khổ đứng:
- 23×35 (cm)
- 35×50 (cm)
- 50×70 (cm)
- 65×90 (cm)
- 80×120 (cm)
– Khổ ngang:
- 50×90 (cm)
- 60×110 (cm)
- 71×131 (cm)
-> Các kích thước khác Quý Khách có thể đặt theo yêu cầu!
* Sản phẩm được bảo hành 12 tháng
THƯƠNG HIỆU LƯƠNG GIA – Luôn Đồng Hành Cùng Bạn Trong Đời Sống Đức Tin Công Giáo!
Thánh Phao Lô (còn gọi là Sao-lơ hoặc Saolê theo chữ Saul, Paulus, Thánh Phaolô Tông đồ, Thánh Phaolô hoặc Sứ đồ Phaolô, Thánh Bảo-lộc hay Sao-lộc (tiếng Latinh: Paulus; tiếng Hy Lạp: Παῦλος, chuyển tự Paulos; tiếng Copt: ⲡⲁⲩⲗⲟⲥ; khoảng 5 CN – khoảng 64 hay 67 CN ), là “Sứ đồ của dân ngoại”. Cùng các sứ đồ Phêrô, Gioan, Giacôbê, và Máccô,ông được xem một trong những cột trụ của Hội Thánh Kitô giáo tiên khởi, và là một nhân tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển Kitô giáo thời kỳ sơ khai.
THÁNH PHAOLÔ
Là người Do thái, một Biệt Phái nhiệt thành, công dân La Mã, đồ đệ của rabbi Gamalien ở thành Giêrusalem. Ông Saolô, sinh trưởng tại thành Tacxô, ghét cay ghét đắng Kitô giáo. Ông đã từng tham dự vào việc ném đá 1 phó tế trẻ là Têphanô. Ông Saolô lúc bấy giờ giữ áo quần của Têphanô mà các lý hình đã cởi lột và đặt dưới chân ông. Trên đường đi Đamát, Ông Saolô dự tính sẽ đem về 1 số lớn người tin theo Đức Giêsu. “Bỗng nhiên có 1 luồng ánh sáng từ trời chiếu xuống bao phủ lấy ông. Ông ngã xuống đất và nghe có tiếng nói với ông : “Saolô, Saolô, tại sao ngươi bắt bớ Ta ?”, ông nói : “Thưa Ngài, Ngài là ai ?”. Người đáp : “Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt bớ. Nhưng ngươi hãy đứng dậy vào thành và người ta sẽ nói cho ngươi biết ngươi phải làm gì !”. Ông Saolô từ dưới đất đứng dậy, mắt thì mở nhưng không thấy gì, những người cùng đi với ông đưa ông tới Đamát. Một Kitô hữu, môn đệ Khanania chữa ông sáng mắt và rửa tội cho ông. Ông bắt đầu rao giảng về Đức Kitô trong các Hội đường. Nhiều người Do thái vấp phạm, tìm giết ông. Các người Kitô hữu giúp ông chạy trốn, bằng cách thòng ông xuống đất trong 1 cái giỏ.
Ông lên Giêrusalem gặp thánh Phêrô và các tông đồ khác. Ông Saolô sẽ tiến hành đem Phúc âm đến cho thế giới dân ngoại, và từ nay sẽ mang tên là Phaolô, để dễ tiếp xúc với các dân tộc mang văn hoá Hy lạp hơn.
Hoạt động tông đồ của ông sẽ tiến triển theo 3 giai đoạn lớn : Cuộc truyền giáo thứ 1 với Ông Banaba và Ông Máccô, ông đến đảo Sýp, Xalamin, paphô. Rồi đến Pamphylia, Antiokhia miền Pixiđia và Icôniô. Cuộc truyền giáo thứ 2 sau Tiểu Á sẽ đưa ông đến Châu Âu, là Philipphê, Thexalonica, Hy Lạp; ông sẽ cất tiếng giảng dạy tại Athêna, ở Hội Đồng Arêôpagô, thành phố của văn học nghệ thuật. Cuộc truyền giáo thứ 3 sẽ dành cho Galat, Êphêxô, Makêđônia và thành Côrintô mới. Bức thư thứ hai gửi cho Corinto tóm tắt lại những khó nhọc và đau khổ của ông : “Vì Đức Giêsu Kitô, tôi hơn họ nhiều vì công khó, hơn nhiều vì ở tù, hơn gấp bội vì chịu đòn, bao lần suýt chết. Năm lần tôi bị người Do thái đánh 40 roi bớt 1; 3 lần bị đánh đòn; 1 lần bị ném đá, 3 lần bị đắm tàu; 1 đêm 1 ngày lênh đênh giữa biển khơi. Tôi còn hơn họ vì phải thực hiện nhiều cuộc hành trình, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khởi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em. Tôi còn phải vất vả mệt nhọc, thường thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng. Không kể các điều khác, còn có nỗi ray rứt hằng ngày của tôi là mối bận tâm lo cho tất cả các Hội Thánh ! Có ai yếu đuối mà tôi lại không cảm thấy mình yếu đuối, ai vấp ngã mà tôi lại không cảm thấy lòng sôi lên?” (2C 11, 23-29).
Người Dothái dai dẳng đeo đuổi ngài bằng lòng căm thù. Bị bắt, bỏ tù, vượt ngục, bị bắt lại, được tha, cuối cùng Thánh Phaolô bị cuộc bách hại của Hoàng đế Nêron bủa vây như chiếc lưới và sẽ chết, bị trảm quyết trên đường đi Ostic. Nhìn ngoại hình có vẻ suy yếu, nhưng Yhánh Phaolô đã có 1 tâm hồn nhiệt huyết. Đức Giêsu Kitô là nỗi say mê duy nhất của ông : “Ai có thể tách tôi ra khỏi tình yêu của Đức Kitô ?”, Thánh Phaolô nói. Nhưng trái tim của thánh Phaolô rất âu yếm với anh em mình : “Tôi ôm ấp anh em trong lòng dạ như những đứa con quý yêu”, Thánh Phaolô đã viết những trang đẹp nhất về tình mến : “Tình mến tin tưởng tất cả, cậy trông tất cả, yêu mến tất cả,…” và luôn giữ liên lạc với những người Ngài đã sinh ra trong Đức Kitô. Thánh Phaolô gửi cho họ những bức thư, bộc lộ thiên tài của Ngài giúp họ đâm rễ sâu trong đức tin và đức ái. Ngài chết tại Rôma năm 68.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.