Mua Tranh điện CHÚA THƯƠNG XÓT – GIÁO HOÀNG tại Lương Gia
-> Khi quý khách không cắm điện thì sẽ là một bức tranh 3D chân thực.
-> Khi cắm điện vào lập tức phát ra ánh sáng hào quang lấp lánh, rất trung thực. Làm cho bức tranh trở nên sống động hơn bao giờ hết.
* Các kích thước thông dụng Phủ Bì của Tranh Điện Mica-LED:
– Khổ đứng:
- 25×35 (cm)
- 35×50 (cm)
- 50×70 (cm)
- 65×90 (cm)
- 80×120 (cm)
– Khổ ngang:
- 50×90 (cm)
- 60×110 (cm)
- 71×131 (cm)
-> Các kích thước khác Quý Khách có thể đặt theo yêu cầu!
* Sản phẩm được bảo hành 12 tháng
THƯƠNG HIỆU LƯƠNG GIA – Luôn Đồng Hành Cùng Bạn Trong Đời Sống Đức Tin Công Giáo!
Ý nghĩa và thông điệp tranh điện Công Giáo hình Chúa Thương Xót
Mỗi khi chúng ta chiêm ngắm Tranh điện Chúa Thương Xót này, gợi giúp chúng ta nhớ lại truyền thống cao quý của nghệ nhân Kitô hữu. Nếu ai đó ngắm kỹ bức ảnh, sẽ khám phá ra rằng bức ảnh thánh hầu như hài hòa pha lẫn cả hai đặc tính Đông và Tây. Rõ ràng đó là một chuỗi phép lạ – đại kết hợp hai truyền thống.
- Nguồn gốc bức ảnh “Chúa Thương Xót”
Vào buổi tối ngày 22 tháng 2 năm 1931, lúc Thánh Nữ Faustina ở một mình trong phòng của chị tại tu viện Đức Bà Thương Xót ở Plóck, Polan, chị thấy Chúa Giêsu hiện ra trong chiếc áo trùng trắng, với bàn tay phải đang giơ lên ban phép lành. Còn bàn tay trái chạm vào áo ở phía trước ngực bên Trái Tim, mà từ đó phát ra hai luồng sáng huy hoàng, một luồng màu đỏ và luồng kia có màu xanh nhợt. Thánh Faustina bất động chiêm ngắm Chúa, linh hồn chị khiếp run và ngây ngất mừng vui. Chúa Giêsu nói với chị:
“Hãy vẽ một bức ảnh phỏng theo dung mạo con đang thấy Cha, kèm với dòng chữ ký: Giêsu ơi, con tin cậy Chúa. Cha ước muốn bức ảnh này được tôn kính, trước hết tại nguyện đường của con, rồi sau đó, phổ biến/truyền bá khắp thế giới. Cha hứa cho linh hồn nào tôn kính bức ảnh này sẽ không bị trầm luân – hư mất. Cha hứa ban chiến thắng trên kẻ thù ngay khi còn ở thế gian, nhất là trong giờ lâm tử – hấp hối. Chính Cha sẽ bảo vệ linh hồn ấy như chính vinh quang của Cha. (Nhật Ký, số 47-48)
Thể theo lời yêu cầu của cha linh hướng, Thánh Faustina đã thưa với Chúa cho biết ý nghĩa của hai luồng sáng trên thánh ảnh. Chị bỗng nghe thấy Chúa đáp lời như sau:
“Hai luồng sáng biểu hiện cho Máu và Nước. Luồng sáng nhạt tượng trưng cho Nước để làm công chính hóa các linh hồn. Luồng sáng đỏ tượng trưng cho Máu là sự sống của các linh hồn. Hai luồng sáng này được đổ ra từ vực thẳm Thánh Tâm thương xót Cha do một lưỡi đòng đâm thủng lúc Cha quằn quại đau thương trên Thánh Giá. Phúc cho những ai lấy Thánh Tâm Cha làm nơi trú ẩn của họ, vì cánh tay công bình của Thiên Chúa sẽ không động đến họ (nhựt ký số 299). Cha sẽ giáng muôn ơn phúc cho linh hồn nào tôn kính Cha qua ảnh niệm này. Con buộc phải nhắc lại việc tôn kính tình thương xót ấy của Cha, vì ngay cả nếu có đức tin vững vàng nhất mà không có việc làm thì cũng vô dụng chẳng ích gì.” (nhật ký số 742)
Những lời nhắn nhủ này cho chúng ta thấy các ảnh niệm biểu hiện cho những ân sủng tình thương xót Chúa đổ xuống trên thế gian, nhất là qua Bí Tích Rửa Tội và Bí Tích Thánh Thể.
Có rất nhiều kiểu ảnh niệm họa vẽ khác nhau đã ra đời, nhưng Chúa chúng ta đã cho biết rõ là các bức vẽ ấy không quan trọng. Vì Thánh Faustina không phải là họa sĩ, nên cha linh hướng của chị đã đảm nhận chọn một họa sĩ để vẽ trong suốt thời gian chị còn tại thế. Nhưng Khi Thánh Nữ Faustina ngắm thấy bức ảnh lần đầu tiên được vẽ dưới sự hướng dẫn trực tiếp của chị, chị đã thất vọng bật khóc và phàn nàn cùng Chúa Giêsu:
“Ôi! Cha ơi, ai sẽ họa nên được vẻ đẹp giống như Cha vậy đây?”. Chúa Giêsu đáp: “Sự vĩ đại của bức ảnh không hệ tại ở vẻ đẹp của màu sắc hay bút vẽ, nhưng ở nơi ân sủng cha ban” (nhật ký số 313).
Do đó, bất kể là chúng ta có tôn kính kiểu ảnh niệm Chúa Thương Xót nào đi nữa thì cũng không thành vấn đề, chúng ta nên yên tâm, bởi lẽ ảnh niệm ấy tựa như là một máng thông chuyển ân sủng của Thiên Chúa nếu chúng được tôn kính cùng với sự tín thác vào tình thương xót Người.
- Ý nghĩa Tranh điện Chúa Thương Xót
Mỗi khi chúng ta chiêm ngắm Tranh điện Chúa Thương Xót này, gợi giúp chúng ta nhớ lại truyền thống cao quý của nghệ nhân Kitô hữu. Nếu ai đó ngắm kỹ bức ảnh, sẽ khám phá ra rằng bức ảnh thánh hầu như hài hòa pha lẫn cả hai đặc tính Đông và Tây. Rõ ràng đó là một chuỗi phép lạ – đại kết hợp hai truyền thống.
Trong ảnh, Chúa Giêsu rực sáng cùng vinh quang thiên đàng, và ánh sáng như quang chiếu ra khỏi Thân Mình, áo trùng trắng và nhất là từ phía ngực của Ngài. Đây chính là Con Thiên Chúa đã sống lại từ cõi chết trong thể xác vinh hiển, hầu như hòa một cùng ảnh thánh đông phương. Hơn thế nữa, Ngài cũng được thể hiện qua ba khía cạnh, xác thịt và huyết thống con người, cùng với các dấu đanh ở hai Tay của Ngài vào ngày Thương khó, và (trong bức Ảnh tuyệt tác) đó là một sự biểu lộ tình thương và lòng trắc ẩn đối với chúng ta qua gương mặt của Ngài. Hay nói cách khác, cũng giống như ảnh Thánh Nhan (Holy Face) và Ảnh Thánh Tâm (Sacred Heart) Chúa Giêsu bên Tây phương vậy.
Giống như một bức hình lộ ba sắc cạnh (3D) vậy; đó là một ảnh thánh hàm chứa hết tổng bộ màu nhiệm cứu độ của chúng ta – Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy (Tuần Thánh) và Phục sinh –hết thảy nên một.
Cái gì đến với tâm trí trước, có lẽ, là vào đêm Chúa Nhật Phục sinh. Lúc Chúa Giêsu hiện ra với các tông đồ trong Căn phòng trên lầu. Ngài mới đi xuyên qua cửa đã khóa kỹ của nhà tiệc ly, liền đó với bàn tay giơ lên chúc lành bình an: Ngài chỉ cho họ thấy các dấu đinh, Ngài chiếu tỏa ánh sáng và phủ lấp các cơn sợ hãi của họ (Ga 20:19-23).
Bức Ảnh còn là một Ảnh niệm của ngày Thứ Sáu (tuần thánh). Trên đỉnh Calvariô, lúc cạnh sườn của Chúa Kitô mở toang vì lưỡi giáo đâm thâu. Máu và Nước liền phun chảy ra, một nguồn mạch của lòng thương xót để rửa chúng ta sạch tội và chữa lành chúng ta khỏi mọi thương tích bởi tội. Máu và Nước chảy ra cho thấy tình thương xót của Ngài tuôn đổ cho chúng ta vô hạn trên Thập giá (Ga 19:34).
Hơn nữa, Tranh điện Chúa Thương Xót cũng ám chỉ đến ngày Thứ Năm (tuần thánh), ngày thiết lập Hy Lễ Misa – hay nói đúng ra, bất cứ Thánh Lễ nào. Điều này thực rõ ràng từ Chiếc áo Chúa Giêsu đang mặc. Áo Ngài mặc hết thảy trắng tinh phủ trùm qua mắt cá chân, loại áo trắng của Thượng Tế trong đền thờ Do-thái. Theo Cựu ước, chỉ có Thượng Tế mới được phép mặc một loại áo như thế. Mặc áo này vào rồi, vị Thượng Tế mới được phép đi vào tận nơi Cực Thánh trong Đền thờ để tế lễ máu, và từ thẩm cung uy linh xuất hiện với bàn tay giơ lên thay mặt Đấng Chí Cao ban phép lành cho dân chúng (Lv 16:1-4; Hc 50:18-21).
Cùng một thể thức ấy, Tranh điện Chúa Thương Xót tựa như hiến lễ Chiên Thiên Chúa. Ngài hiến dâng chính Ngài và mọi công nghiệp cho chúng ta trong nơi Cực Thánh thực sự, trước ngai Thiên Chúa trên trời (Dt 7:24-25, 9:23-28). Chúa Giêsu Chính là Vị Thượng Tế Cao Cả; là nguồn cội tinh tuyền và là hiến lễ hoàn hảo, giờ đây Ngài có thể chúc lành cho các môn đệ của Ngài với trọn vẹn phép lành: hay nói cách khác – máu và nước, nhất là – Phép Thánh Tẩy – Rước Mình Thánh Chúa, được mật thiết thánh hoá hiệp nhất trong Ngài.
Đây là tổng thể màu nhiệm cứu độ của chúng ta – Thứ Sáu Tuần Thánh, Phục Sinh, Rửa tội, và Hiến Lễ Thánh Thể – hết thảy được đúc kết trong Tranh điện Chúa Thương Xót!
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.